Nay nhóm MBA đăng phần thứ 3 loạt bài về mô hình SEM của tác giả Phạm Đức Kỳ – (Nguồn: mba-15.com) để cung cấp thêm kiến thức cho các bạn học viên quan tâm. Loạt bài này gồm 5 phần.
Phần thứ 3: Giới thiệu về các dạng mô hình chủ yếu khi phân tích SEM:mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, mô hình xác lập, mô hình không xác lập, mô hình bão hòa, mô hình độc lập…
- CÁC DẠNG MÔ HÌNH
Theo Vinod Kumar, Deregouska,2003 thì mô hình SEM gồm hai mô hình có liên quan với nhau là mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Cả hai mô hình đều được xác định cụ thể bởi nhà nghiên cứu:
5.1 Mô hình đo lường: (còn gọi là mô hình nhân tố, mô hình ngoài) diễn tả cách các biến quan sát thể hiện và giải thích các biến tiềm ẩn thế nào: tức là diễn tả cấu trúc nhân tố (biến tiềm ẩn), đồng thời diễn tả các đặc tính đo lường ( độ tin cậy, độ giá trị) của các biến quan sát. Các mô hình đo lường cho các biến độc lập có thể đơn hướng, có thể tương quan hay có thể xác định các biến tiềm ẩn bậc cao hơn. Mô hình đo lường ( hình 7) cho thấy các liên hệ thống kê giữa các biến quan sát, ta có thể dùng để chuẩn hoá mô hình cấu trúc cơ bản. Các biến tiềm ẩn được nối kết bằng các quan hệ dạng hồi quy chuẩn hoá, tức là ước lượng các giá trị cho các hệ số hồi quy.
Hình 7 : Mô hình đo lường
Mô hình đo lường dùng phân tích nhân tố để đánh giá mức độ mà biến quan sát tải lên các khái niệm tiềm ẩn của chúng. Để đánh giá độ giá trị (hội tụ và phân biệt) của các biến quan sát sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định(CFA) và ma trận Covariance dựa trên mô hình SEM,.
5.2 Mô hình cấu trúc: Xác định các liên kết (quan hệ nhân quả) giữa các biến tiềm ẩn bằng mũi tên nối kết, và gán cho chúng các phương sai giải thích và chưa giải thích, tạo thành cấu trúc nhân quả cơ bản. Biến tiềm ẩn được ước lượng bằng hồi quy bội của các biến quan sát. Mô hình SEM không cho phép sử dụng khái niệm biểu thị bởi biến quan sát đơn.Thông thường biến tiềm ẩn đo lường bởi ít nhất là trên một biến, hay từ 3 đến tối đa là 7 biến quan sát.[Hair et al, Chap 11, 2000]
Mô hình SEM có thể có nhiều dạng khác nhau:
Hình 8: Mô hình SEM và các phần tử cơ bản của nó
- a) Một biến tiềm ẩn độc lập đơn có thể dự báo một biến tiềm ẩn phụ thuộc đơn.
- b) Vài biến tiềm ẩn có thể tương quan trong dự báo một biến phụ thuộc nào đó.
- c) Một biến tiềm ẩn độc lập có thể dự báo một biến tiềm ẩn khác, rồi biến này lại dự báo một biến thứ ba,
5.3 Mô hình xác lập (recursive)
Mô hình có 02 đặc điểm cơ bản :
– Các số hạng sai số của nó không có tương quan với nhau
– Mọi tác động nhân quả đều đơn hướng.
Mô hình Recursive được sử dụng phổ biến trong các mô hình nghiên cứu nhờ ưu điểm là dễ mô hình hoá, có tính ổn định hơn nhiều so với mô hình Non-Recursive, và luôn được xác định (được trình bày cụ thể trong phần 2.3.3 Tính xác định của mô hình)
Hình 9: Mô hình SEM với trạng thái xác lập (ổn định) của nó
X, Y : Biến ngoại sinh E: Số hạng sai số
W, Z: Biến nội sinh <—> Covariance (Tương quan )
5.4 Mô hình không xác lập (Non-Recursive)
Hình 10: Mô hình SEM với trạng thái chưa xác lập (không ổn định)
Mô hình Non-Recursive có vòng lặp phản hồi giữa các biến nội sinh, hoặc:
- Khi hai biến nội sinh ảnh hưởng lẫn nhau, tức là có vòng lặp phản hồi (1) , hoặc:
- Có vòng lặp giữa hai biến nội sinh và các số hạng sai số của hai biến nội sinh (2)
Mô hình Non-recursive chỉ có tính tạm thời, không ổn định so với mô hình Recursive, ngoài ra, mô hình recursive dễ sử dụng nên thông thường nếu có thể các nhà nghiên cứu thường quy đổi mô hình Non-Recursive về mô hình Recursive.
5.5 Mô hình bão hoà (Saturated Model): Mô hình bão hoà (hình 11) chứa rất nhiều các thông số cần ước lượng bằng với số đầu vào(input) trong phân tích.Vì vậy mô hình này không có bậc tư do(df=0). Đây là mô hình ít hạn chế(ràng buộc) nhất mà nó có thể phù hợp với bộ dữ liệu.
Hình 11: Mô hình bão hòa của SEM
5.6 Mô hình độc lập (Independence Model)
Mô hình độc lập (Hình 12) là mô hình có nhiều ràng buộc nhất mà nó có thể phù hợp với bộ dữ liệu, có tối đa số bậc tự do. Nó chỉ chứa các ước lượng phương sai của các biến quan sát, tức là giả định các quan hệ giữa các biến quan sát không có.
Hình 12: Mô hình độc lập của SEM
5.7 Mô hình SEM tổng quát : cho phép mô hình gồm nhiều khái niệm tiềm ẩn được chỉ báo bởi các biến quan sát ( độc lập và phụ thuộc) và cho cả các quan hệ ổn định (Recursive) và không ổn định (non-recursive) giữa các biến khái niệm. Tóm lại mô hình SEM là sự kết hợp giữa mô hình đo lường và mô hình cấu trúc.
Khi làm bài luận thạc sĩ thực tế, mô hình sẽ có dạng tương tự như sau: