Nhóm hỗ trợ AMOS giới thiệu đến các bạn cách phân biệt giữa các chỉ số variance, covariance, coefficient of correlation ( tương ứng với phương sai, hiệp phương sai, hệ số tương quan) và cách đọc các chỉ số này trên mô hình, đây cũng là phần rất cơ bản tuy nhiên dễ gây nhầm lẫn, nên hôm nay nhóm giới thiệu cho các bạn một ví dụ cụ thể để phân biệt 3 giá trị trên.
Giả sử mô hình AMOS đơn giản bao gồm 2 biến AGE và VOCABULARY, chúng ta kéo một đường covariance giữa hai biến như sau:
Sau khi đã gán giá trị số liệu cho 2 biến này, chúng ta thực hiện Calculate Estimates thì sẽ ra được kết quả như sau:
Trên phía bên phải của mỗi ô hình chữ nhật, giá trị màu đỏ đó chính là variance ( phương sai) của mỗi biến quan sát.
Dưới giữa đường covariance nối giữa hai biến quan sát, giá trị màu xanh chính là covariance (hiệp phương sai) giữa hai biến quan sát.
Để xem được coefficient of correlation( hệ số tương quan) , ta chọn giá trị Standardized Estimates như trong hình, giá trị -.09 chính là hệ số tương quan coefficient of correlation
Đó chỉ là các hiển thị cơ bản trên màn hình, cụ thể hơn ta có thể xem ở mục cửa sổ kết quả của AMOS, các giá trị được hiển thị cụ thể hơn ở đây.
Thông tin giúp ích được cho cho các bạn quan tâm, các bạn có thắc mắc có thể mail về nhóm MBA tại địa chỉ hotrospss@gmail.com để được tư vấn thêm
Ngoài ra nhóm hotrospss@gmail.com có các dịch vụ sau:
– Tư vấn mô hình/bảng câu hỏi/ traning trực tiếp về phân tích hồi quy, nhân tố, cronbach alpha… trong SPSS, và mô hình SEM, CFA, AMOS
– Thu thập/Xử lý số liệu khảo sát để chạy ra kết quả có ý nghĩa thống kê.
- Cách nhận biết mô hình đo lường trong amos
- Cách kết luận biến trung gian thuộc loại nào, tính giá trị hiệu ứng gián tiếp, ý nghĩa thống kê của hiệu ứng gián tiếp
- Macro hiển thị các chỉ số trong AMOS
- Hạn chế của Cronbach’s alpha và sự cần thiết phải sử dụng độ tin cậy tổng hợp composite reliability
- Kiểm định Chi bình phương Chi Square test: cách thực hiện, cách đọc kết quả, cách thao tác tính toán bằng tay thay vì dùng SPSS