Hôm nay hotrospss@gmail.com giới thiệu cách thực hiện phân tích với custom tables trong SPSS
Custom tables là gì?
Custom tables là bảng kết hợp nhiều biến, có thể có 2 biến, 3 biến hoặc nhiều hơn. Bảng này mạnh hơn bảng crosstab vì bảng crosstab chỉ được 2 chiều. Ví dụ dưới đây là bảng kết hợp giữa 3 biến Giới tính, Tình trạng hôn nhân, và Học vấn
Bảng thống kê là hình thức tóm tắt và trình bày dữ liệu cơ bản nhất. Trong SPSS các lệnh chạy bảng khá phong phú, dễ dùng nhất là các lệnh Basic Tables, General Tables, và Table of Frequencies. Tuy nhiên trong một số nguồn cài đặt SPSS, do vấn đề license mà người sử dụng chỉ có Custom Tables mà không có các lệnh vừa liệt kê ở trên. Thậm chí khi cài đặt SPSS từ một số nguồn cài đặt với license bị hạn chế, người sử dụng đôi khi chỉ có lệnh chạy bảng đơn giản nhất là Frequency (trong menu Descriptive Statistics) và Multiple Response (để tóm tắt dữ liệu từ các câu hỏi người trả lời được chọn nhiều hơn 1 trả lời).
Phần này trình bày các lệnh chạy bảng Custom Tables căn bản để có thể sử dụng khi SPSS đã cài đặt không có các lệnh Basic Tables và General Tables.
Để minh họa, chúng ta sử dụng dữ liệu trong file Data thuc hanh quen thuộc( https://phantichspss.com/bo-du-lieu-sach-phan-tich-du-lieu-nghien-cuu-voi-spss-hoang-trong.html, các bạn chọn download file Data thuc hanh.sav ). Hãy mở file này ra. Khi sử dụng Custom Tables, cần chú ý khai báo loại thang đo của các dữ liệu trong từng biến một. Nếu chúng ta không khai báo đúng loại thang đo thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ không chọn được hàm thống kê phù hợp với biến cần xử lý khi chạy bảng Custom Tables.
Có 3 cấp bậc đo lường của biến là:
-Nominal: dữ liệu từ thang đo định danh
-Ordinal: dữ liệu từ thang đo thứ bậc
-Scale: dữ liệu từ thang đo khoảng cách và thang đo tỉ lệ
Chúng ta có thể khai báo cấp bậc đo lường của từng biến trong SPSS bằng cách chuyển qua chế độ Variable View trong cửa sổ data. Muốn khai báo bận đo lường của biến nào thì vào dòng tương ứng với biến đó và di chuyển ô chọn (bằng phím mũi tên hay di chuyển trỏ chuột đến và click vào) đến ô cuối cùng bên tay phải Measure. Lúc đó dấu … và mũi tên đi xuống hiện ra gọi ý chúng ta click vào dấu mũi tên để chọn cấp bậc đo lường phù hợp với dữ liệu trong biến đang chọn.
Chúng ta có thể định nghĩa cấp bậc đo lường lần lượt cho từng biến. Trường hợp có nhiều biến có bậc đo lường giống nhau, có thể copy thuộc tính cấp bậc đo lường này của 1 biến áp dụng cho những biến tương tự bằng lệnh copy và paste bình thường.
Sau khi định nghĩa xong cấp bậc đo lường cho tất cả các biến trong tập tin, bây giờ chúng ta đã sẵn sàng cho việc chạy bảng tóm tắt Custom Tables.
Phần này trình bày các lệnh chạy bảng Custom Tables căn bản để có thể sử dụng khi SPSS đã cài đặt không có các lệnh Basic Tables và General Tables.
Để minh họa, chúng ta sử dụng dữ liệu trong file Data thuc hanh quen thuộc( https://phantichspss.com/bo-du-lieu-sach-phan-tich-du-lieu-nghien-cuu-voi-spss-hoang-trong.html, các bạn chọn download file Data thuc hanh.sav ). Hãy mở file này ra. Khi sử dụng Custom Tables, cần chú ý khai báo loại thang đo của các dữ liệu trong từng biến một. Nếu chúng ta không khai báo đúng loại thang đo thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ không chọn được hàm thống kê phù hợp với biến cần xử lý khi chạy bảng Custom Tables.
Có 3 cấp bậc đo lường của biến là:
-Nominal: dữ liệu từ thang đo định danh
-Ordinal: dữ liệu từ thang đo thứ bậc
-Scale: dữ liệu từ thang đo khoảng cách và thang đo tỉ lệ
Chúng ta có thể khai báo cấp bậc đo lường của từng biến trong SPSS bằng cách chuyển qua chế độ Variable View trong cửa sổ data. Muốn khai báo bận đo lường của biến nào thì vào dòng tương ứng với biến đó và di chuyển ô chọn (bằng phím mũi tên hay di chuyển trỏ chuột đến và click vào) đến ô cuối cùng bên tay phải Measure. Lúc đó dấu … và mũi tên đi xuống hiện ra gọi ý chúng ta click vào dấu mũi tên để chọn cấp bậc đo lường phù hợp với dữ liệu trong biến đang chọn.
Chúng ta có thể định nghĩa cấp bậc đo lường lần lượt cho từng biến. Trường hợp có nhiều biến có bậc đo lường giống nhau, có thể copy thuộc tính cấp bậc đo lường này của 1 biến áp dụng cho những biến tương tự bằng lệnh copy và paste bình thường.
Sau khi định nghĩa xong cấp bậc đo lường cho tất cả các biến trong tập tin, bây giờ chúng ta đã sẵn sàng cho việc chạy bảng tóm tắt Custom Tables.
Cách chạy custom tables trên SPSS
Từ menu chọn lệnh: Analyze > Tables > Custom Tables
Lệnh này mở ra một hộp thoại dạng như sau, các bạn dùng chuột rê các biến cần thống kê từ cột bên trái qua bên phải, sau đó nhấn OK là xong nhé
Lưu ý: Custom tables thay cho Basic tables , General tables trong các phiên bản SPSS cũ
Video thực hành phân tích custom tables
Xem thêm:
- Các điểm mới trong giao diện của Smart PLS 4
- Hệ số tương quan pearson, cách thao tác phân tích tương quan trong SPSS
- Mô hình IPA mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA – Importance-Performance Analysis)
- Sự khác nhau giữa t test và anova
- Cách mở file SPSS, cách lưu file SPSS, cách nhập dữ liệu từ excel vào SPSS