Hệ số hồi quy âm trong phân tích hồi quy tốt hay xấu

Hệ số hồi quy âm xuất hiện khi nào

Hệ số hồi quy âm trong phân tích hồi quy chính là giá trị -0.172 như ảnh dưới( nằm ở dòng được bao đỏ). Như vậy các hệ số hồi quy khác đều dương, chỉ có giá trị này mang dấu âm, điều này có ý nghĩa gì? Bài này nhóm MBA Bách Khoa sẽ cùng bạn luận với các bạn nhé.

Hướng của mối quan hệ

Hệ số hồi quy âm cho biết có mối quan hệ nghịch (âm) giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là khi giá trị của biến độc lập tăng lên, giá trị của biến phụ thuộc giảm đi . Ví dụ trên, nếu bạn đang nghiên cứu mối quan hệ giữa biến MINHBACH(là biến độc lập) và HAILONG( là biến phụ thuộc), nếu điểm MINHBACH tăng 1 đơn vị, thì HAILONG sẽ giảm 0.172 đơn vị.

Độ mạnh của tác động

Giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy âm càng lớn, thì tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc càng mạnh. Nói cách khác, mức độ thay đổi của biến phụ thuộc càng nhiều nếu hệ số b càng lớn( về giá trị tuyệt đối).

Ý nghĩa thống kê

Để đảm bảo rằng hệ số hồi quy âm là có ý nghĩa thống kê, bạn cần xem tới giá trị sig. liên quan đến hệ số này. Giá trị sig.  phải nhỏ hơn một ngưỡng  thường là 0.05 để có thể kết luận rằng mối quan hệ này là có ý nghĩa thống kê. Sig. ở bài này đối với biến MINHBACH là 0.017 <0.05 nên biến này có ý nghĩa thống kê bạn nhé.

Hệ số hồi quy âm trong phân tích hồi quy tốt hay xấu

Như vậy câu trả lời tốt hay xấu tùy vào ngữ cảnh của mối quan hệ, nếu mô hình lý thuyết bạn cho rằng biến độc lập đó tác động ngược chiều vào biến phụ thuộc, thì kết quả hệ số hồi quy âm trong phân tích hồi quy là tốt.

Ngược lại nếu mô hình lý thuyết bạn cho rằng biến độc lập đó tác động cùng chiều dương chiều vào biến phụ thuộc, thì kết quả hệ số hồi quy âm trong phân tích hồi quy là xấu nhé.

Tóm lại, hệ số hồi quy âm trong SPSS cho biết mối quan hệ đối nghịch và độ mạnh của tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nó là một phần quan trọng để hiểu mô hình hồi quy và có thể giúp bạn dự đoán sự thay đổi trong biến phụ thuộc dựa trên biến độc lập. Hệ số này cho biết mức độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập tăng lên 1 đơn vị, giữ nguyên các biến khác không đổi.

Đọc thêm: cách chạy hồi quy để ra được hệ số tác động âm hoặc dương

Bạn tham khảo chi tiết hướng dẫn cách chạy hồi quy ở đây nhé

Hướng dẫn thực hành cách phân tích hồi quy đa biến

4.6/5 - (18 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận