Luận văn có cần làm bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ hay không?

Khi làm luận văn, một số bài có thực hiện nghiên cứu định lượng khảo sát sơ bộ với số mẫu khoảng 30-50 mẫu. Một số bài thì không thực hiện nghiên cứu bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, mà làm bảng khảo sát chính thức luôn. Vậy tại sao có sự khác biệt này, và nếu chạy sơ bộ thì cần chạy những kiểm định gì? Bài này sẽ bàn về vấn đề này nhé.

Mục tiêu của nghiên cứu khảo sát sơ bộ.

Trước khi nghiên cứu chính thức cần test thử xem bảng câu hỏi có hợp lý không, các câu hỏi có đạt độ tin cậy hay không, các câu hỏi có khó hiểu hay không. Thì chạy khảo sát sơ bộ là 1  cách để đánh giá vấn đề đó trước khi tiến hành chính thức. Giả sử bảng câu hỏi có 40 câu likert, chạy khảo sát sơ bộ loại bớt 2 câu( hai câu này không hợp lý, nội dung khó hiểu….), thì vào nghiên cứu chính thức chỉ còn 38 câu thôi nhé.

Các kiểm định cần chạy nếu có nghiên cứu sơ bộ.

Khi nghiên cứu sơ bộ, quan trọng nhất là đánh giá xem các câu hỏi có đạt độ tin cậy hay không, bằng cách chạy phân tích cronbach’s alpha cho từng nhóm nhân tố. Và nếu có câu hỏi nào không đạt độ tin cậy, thì sẽ loại câu đó ra khỏi bảng câu hỏi, không đưa vào nghiên cứu chính thức.

Không chạy sơ bộ mà chạy luôn chính thức có được không

Rất nhiều bài không chạy phân tích sơ bộ, vì có khung lý thuyết vững, mô hình kế thừa từ các phân tích trước , từ các paper có uy tín, từ các luận văn gần đây. Nên việc chạy hay không chạy sơ bộ cũng tùy vào yêu cầu của trường Đại Học, của giáo viên hướng dẫn, chứ không phải là bắt buộc nhé.

Kết luận

Như vậy, việc chạy khảo sát sơ bộ dĩ nhiên là tốt hơn không chạy sơ bộ, vì làm cho bài nó hoàn thiện hơn, bảng câu hỏi chính thức nó tốt hơn. Nhưng việc này dĩ nhiên tốn thời gian và công sức hơn, nên tùy theo quy định của trường, của giáo viên mà linh hoạt làm thôi nhé.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận